Một số tham luận, giới thiệu những cách làm mới, làm hay, sáng tạo, hiệu quả, thiết thực trong công tác đối ngoại nhân dân và vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, thành trong Cụm thi đua số 5
Hội nghị sơ kết chia sẻ kinh nghiệm công tác đối ngoại nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ năm 2024 Cụm số 5 được tổ chức tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang (Liên hiệp), Cụm phó Cụm số 5, vào ngày 21 tháng 6 năm 2024.
Quang cảnh toàn Hội nghị
Tại Hội nghị, các đại biểu thống nhất nội dung dự thảo báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Cụm số 5. Để làm sáng tỏ, nổi bật thêm một số kết quả, chỉ tiêu trong 6 tháng đầu năm 2024, đại biểu Liên hiệp các tỉnh, thành đã tham gia 4 bài tham luận, nêu những kinh nghiệm, cách làm mới, làm hay, sáng tạo, linh hoạt đạt hiệu quả thiết thực trong công tác đối ngoại nhân dân và vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài với các nội dung như sau:
Bà Trần Lê Mộng Châu, Phó Chủ tịch Liên hiệp thành phố Cần Thơ trình bày tham luận tại Hội nghị sơ kết chia sẻ kinh nghiệm công tác đối ngoại nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ năm 2024.
Tham luận của bà Trần Lê Mộng Châu, Phó Chủ tịch Liên hiệp thành phố Cần Thơ, với nội dung “Công tác đối ngoại nhân dân và tổ chức thành lập các Hội thành viên”. Liên hiệp Cần Thơ chủ động tham mưu đề xuất, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Ủy ban nhân dân để có chủ trương giao nhiệm vụ cho Liên hiệp thực hiện. Liên hiệp luôn quan tâm ý kiến đóng góp của lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Liên hiệp qua các nhiệm kỳ, các sở ngành, mặt trận, đoàn thể để tạo sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ đối với công tác của Liên hiệp.
- Xây dựng kế hoạch và phối hợp các Hội Hữu nghị thành viên, các sở ngành liên quan trên tinh thần chủ động, tích cực, thống nhất trong các hoạt động, luôn đổi mới về nội dung lẫn hình thức, nâng cao chất lượng, phát huy những nhân tố tích cực từ cơ sở. Sau mỗi hoạt động đều có tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm.
- Liên hiệp luôn phát huy, kế thừa các mối quan hệ, điều kiện sẵn có, bám sát nhiệm vụ, điều lệ, quy chế hoạt động, từng thành viên phát huy tốt tiềm năng và lợi thế của mình để chủ động tham gia đóng góp vào sự nghiệp đối ngoại của thành phố, đặc biệt cán bộ chủ chốt của Liên hiệp và các hội thành viên phải là người tâm quyết năng động sáng tạo, biết huy động các nguồn lực tạo thành sức mạnh tổng hợp trong công tác đối ngoại nhân dân.
- Về tổ chức Hội: Liên hiệp Cần Thơ có 21 Hội Hữu nghị thành viên, một trong những điều kiện thuận lợi sẵn có xuất phát từ nhu cầu thực tế của thành phố Cần Thơ, là trung tâm vùng với điều kiện thuận lợi về địa lý, nhiều lợi thế trong công tác đối ngoại thu hút đầu tư trên các lĩnh vực. Thành phố Cần Thơ có các cơ quan Trung ương, các Viện, Trường đóng trên địa bàn đang phát triển mạnh quan hệ hợp tác với các nước, kêu gọi đầu tư, thu hút viện trợ trên các lĩnh vực biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục đào tạo, nông nghiệp phát triển nông thôn và lĩnh vực xã hội khác. Lực lượng trí thức tại các Viện, Trường là nguồn lực tham gia Ban Chấp hành các Hội.
Ông Lê Xuân Hải, Chủ tịch Liên hiệp Đồng Tháp, trình bày tham luận tại Hội nghị sơ kết chia sẻ kinh nghiệm công tác đối ngoại nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ năm 2024.
Về kinh nghiệm công tác đối ngoại nhân dân, ông Lê Xuân Hải, Chủ tịch Liên hiệp Đồng Tháp, với nội dung “Chia sẻ một số suy nghĩ, cách làm riêng của Đồng Tháp”. Liên hiệp Đồng Tháp đã chủ động suy nghĩ, nghiên cứu, tìm kiếm đối tác, phát hiện những vấn đề, đề xuất với Thường trực Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân Tỉnh; chương trình công tác hằng năm tùy theo yêu cầu thực tế, vừa duy trì, phát triển quan hệ với các đối tác đã có vừa tìm kiếm mở rộng quan hệ, tìm đối tác mới; tổ chức hoạt động đa dạng, phong phú về nội dung, hình thức để tăng tính hiệu quả, sức lan tỏa; Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu đề xuất, không đề xuất khi thiếu tính khả thi, không bảo đảm hiệu quả, vừa phối hợp chặt chẽ, vừa phục vụ hiệu quả cho đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và thiết thực góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Quan tâm đến công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là Kiều bào Campuchia (do có đường biên giới, Đồng Tháp kết nghĩa Pray Veng, cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông, đầu tư trường dạy tiếng Việt tại Pray Veng…); Với vị trí là tỉnh tiếp giáp nước bạn Campuchia, hoạt động đối ngoại nhân dân với Campuchia của Liên hiệp gặp nhiều thuận lợi. Qua thực tiễn, Liên hiệp đã phát hiện nhiều hạn chế về tổ chức hoạt động của Hội Khmer - Việt Nam tỉnh Prey Veng nên đã chủ động báo cáo và đề xuất với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh và được Lãnh đạo Tỉnh giao nhiệm vụ chủ trì củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội Khmer - Việt Nam tỉnh Pray Veng. Liên hiệp đã phối hợp với Hội Khmer - Việt Nam tại Campuchia thống nhất lựa chọn nhân sự tổ chức kiện toàn nhất là các chức danh Lãnh đạo, hướng dẫn về kinh nghiệm, kỹ năng vận động Kiều bào, đề xuất hỗ trợ kinh phí hoạt động của Hội và của Trường Tiểu học Hữu nghị tại tỉnh Pray Veng.
- Phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia vào hoạt động đối ngoại nhân dân, huy động nhiều thành phần tham gia, mở rộng cơ cấu, thành phần, số lượng BCH LH, các Hội Hữu nghị…; Rất cần thiết có quan hệ tốt, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, đặc biệt là Ngoại vụ, Nội vụ, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND Tỉnh sẽ giúp cho công việc được thuận lợi, kịp thời; Chú trọng hỗ trợ Mặt trận Tổ quốc, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, các trường cao đẳng, đại học thiết lập quan hệ, tổ chức các hoạt động hữu nghị, hợp tác tuyển sinh, đào tạo, xúc tiến thương mại mang lại lợi ích thiết thực, từ đó, thu hút nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đối tượng tham gia và đóng góp công sức vào công tác đối ngoại nhân dân.
- Vận dụng hiệu quả hoạt động giao lưu, hữu nghị để quảng bá hình ảnh địa phương và kêu gọi hợp tác hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho Tỉnh; Cần chủ động kết nối với các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tổ chức các hoạt động giao lưu, hữu nghị, qua đó lồng ghép giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương trên các lĩnh vực kết hợp xúc tiến về thương mại, du lịch, làm đầu mối giới thiệu cho các doanh nghiệp trong Tỉnh gặp gỡ trao đổi với các Hiệp hội, doanh nghiệp của các nước; Tăng cường xã hội hóa trong hoạt động (thực chất là vận động kinh phí, vật chất, do phải thiết lập quan hệ với nhiều ngành, nhiều cấp, doanh nghiệp, doanh nhân…).
Ông Nguyễn Văn Nhân, Chủ tịch Liên hiệp Hậu Giang, trình bày tham luận tại Hội nghị sơ kết chia sẻ kinh nghiệm công tác vận động các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài các tỉnh miền Tây Nam Bộ năm 2024.
Chia sẻ về công tác vận động các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, ông Nguyễn Văn Nhân, Chủ tịch Liên hiệp Hậu Giang, với nội dung “Về công tác vận động các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài”. Liên hiệp Hậu Giang nâng cao nhận thức về công tác phi chính phủ nước ngoài, phát huy tinh thần chủ động trong thu hút và sử dụng nguồn vốn này nhằm phục vụ mục tiêu giảm nghèo và góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường công tác thông tin về nhu cầu vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của tỉnh bằng nhiều hình thức đến nhà tài trợ.
- Phối hợp tăng cường công tác quản lý nhà nước, đảm bảo việc triển khai, quản lý các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài tuân thủ các quy định hiện hành. Tham gia kịp thời các ý kiến về việc cấp, gia hạn, bổ sung giấy đăng ký và các hoạt động khác như thường xuyên làm việc với các địa phương, khảo sát các chương trình, dự án cần tài trợ; đồng thời phối hợp với các ngành có liên quan và địa phương kịp thời tháo gỡ khó khăn đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn Tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài về thủ tục để triển khai các chương trình, dự án theo quy định của pháp luật.
- Chủ động trong công tác tham mưu; trên cơ sở UBND tỉnh giao cho Liên hiệp hữu nghị tỉnh là đầu mối vận động, phối hợp quản lý các chương trình, dự án phi chính phủ tài trợ trên địa bàn tỉnh; hằng năm đều xây dựng, cập nhật danh mục các chương trình, dự án cần tài trợ đăng trên website và Bản tin “Hữu nghị Hậu Giang” để kêu gọi vận động tài trợ; đồng thời thường xuyên giữ mối quan hệ tốt với các đối tác; hỗ trợ xử lý kịp thời các hồ sơ, thủ tục phát sinh trong quá trình triển khai dự án.
- Bám sát chủ trương, định hướng về phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh để xây dựng chương trình, dự án kêu gọi tài trợ. Trong quá trình vận động, Liên hiệp hữu nghị tỉnh quan tâm không bỏ qua những dự án có giá trị nhỏ, từ những dự án nhỏ tạo bước đệm thu hút dự án lớn là một trong những yếu tố chính để duy trì mối quan hệ tốt với các tổ chức, cá nhân tài trợ.
- Hướng dẫn tiếp nhận, quản lý, triển khai các chương trình, dự án, phi dự án do các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ theo đúng quy trình, quy định hiện hành. Duy trì quan hệ với các đối tác truyền thống đã đăng ký hoạt động tại Tỉnh; đồng thời tăng cường mở rộng quan hệ với các tổ chức có tiềm lực và hoạt động trong những lĩnh vực Tỉnh cần thu hút.
Bà Phạm Thị Thanh Bình, Phó Chủ tịch Liên hiệp Trà Vinh, trình bày tham luận tại Hội nghị sơ kết chia sẻ kinh nghiệm công tác đối ngoại nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ năm 2024.
Bà Phạm Thị Thanh Bình, Phó Chủ tịch Liên hiệp Trà Vinh, tham luận với nội dung “Rút ra một số bài học trong công tác vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại Trà Vinh”. Liên hiệp Trà Vinh được sự quan tâm sâu sát, thực chất, kịp thời, hiệu quả của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; kịp thời ban hành cụ thể hóa và hoàn thiện khá đồng bộ các quy định về công tác PCPNN tại địa phương; thường xuyên theo dõi chỉ đạo tháo gỡ khó khăn và uốn nắn phối hợp thực hiện; định kỳ nghe báo cáo công tác trực tiếp.
- Đẩy mạnh mô hình tổ chức, phân công, phân nhiệm của bộ máy quản lý công tác PCPNN; Thông qua việc ban hành các quy định cụ thể liên quan, tỉnh cơ bản đã hoàn thiện mô hình tổ chức, phân công, phân nhiệm của bộ máy quản lý công tác PCPNN, cụ thể: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý chung mọi mặt hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh là cơ quan đầu mối trong công tác quan hệ và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
- Về công tác phối hợp trong vận động viện trợ và quản lý hoạt động của tổ chức PCPNN, Liên hiệp hữu nghị Trà Vinh đã xây dựng được cơ chế phối hợp chặt chẽ với sở, ban ngành tỉnh nhằm hỗ trợ việc tiếp nhận vốn viện trợ được thuận hiện nhanh chóng, đúng quy định tạo thuận lợi cho các tổ chức đến tỉnh hoạt động; Việc thẩm định, hồ sơ chương trình, dự án, phi dự án PCPNN trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã được phối hợp nhuần nhuyễn với Sở Kế hoạch & Đầu tư nên quá trình tiếp nhận vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài không còn mất nhiều thời gian so với trước đây. (Hiện nay, chúng tôi thường mất khoảng 7 – 10 ngày để có được quyết định phê duyệt tiếp nhận chương trình, dự án của UBND tỉnh kể từ khi Liên hiệp tiếp nhận các hồ sơ, thủ tục đầy đủ). Đây cũng là một điểm nhấn tạo được sự tin tưởng và thu hút các tổ chức gắn bó đầu tư cho tỉnh trong những năm gần đây; Liên hiệp và Công an tỉnh Trà Vinh cũng đã xây dựng được cơ chế phối hợp thông qua việc ký kết Quy chế phối hợp về công tác quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Trà Vinh. Bố trí đầu mối 02 bên trao đổi thông tin xuyên suốt, qua đó kịp thời phát hiện một số trường hợp hoạt động nhạy cảm, sai quy định và có biện pháp chấn chỉnh nhằm đảm bảo an ninh, chính trị tại địa phương. Hàng năm, 02 bên tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá tình hình, thảo luận rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình triển khai phối hợp.
- Tuyên truyền thông tin đối ngoại và kết nối với các đơn vị cơ sở, Liên hiệp linh hoạt kết hợp đa dạng các hình thức tuyên truyền, thông qua tiếp xúc trực tiếp đoàn vào, tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo, thăm viếng và trên Trang thông tin điện tử của Liên hiệp, thông tin chủ yếu tình hình, lợi thế, tiềm năng; các khó khăn, trở ngại trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, chăm sóc sức khỏe…; cập nhật thường xuyên kết quả, hiệu quả liên quan về các chương trình, dự án của các tổ chức PCPNN; danh mục nhu cầu viện trợ của tỉnh; các quy định hướng dẫn cụ thể giúp các tổ chức PCPNN và các cơ quan, đơn vị cơ sở tại địa phương có thể truy cập để nắm được trong quá trình thực hiện. Xác định đúng tầm quan trọng, vai trò của chính quyền cơ sở trong công tác PCPNN, là nơi cung cấp thông tin kêu gọi tài trợ, là nơi tiếp nhận, quản lý, sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn lực vận động được. Vì vậy, Liên hiệp chú trọng tăng cường nâng cao hiểu biết lẫn nhau để việc kết nối, phối hợp, hỗ trợ ngày càng chặt chẽ, hiệu quả và có được sự hài lòng, tin cậy lẫn nhau.
Kim Thi